Tài liệu 500 bài văn hay lớp 9 được chọn lọc, tổng hợp từ những bài văn hay của học sinh lớp 9 và Giáo viên trên cả nước đầy đủ các bài văn phân tích, cảm nhận, thuyết minh, nghị luận, …. Hi vọng với các bài văn mẫu này, các em học sinh lớp 9 sẽ viết văn hay hơn, đủ ý hơn để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn lớp 9.
500 bài văn mẫu lớp 9
Những bài văn lớp 9 hay thi
-
Top 50 Phân tích Mùa xuân nho nhỏ (hay nhất)
-
Top 40 Phân tích Viếng Lăng Bác (hay nhất)
-
Top 40 Phân tích Nói với con (hay nhất)
-
Top 40 Cảm nhận về nhân vật Phương Định (siêu hay)
-
Top 40 Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên (hay nhất)
-
Top 40 Phân tích Những ngôi sao xa xôi (hay nhất)
-
Top 40 Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên (hay nhất)
-
Top 40 Phân tích nhân vật Vũ Nương (hay nhất)
-
Top 40 Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (hay nhất)
-
Top 40 Nghị luận suy nghĩ về tinh thần tự học (hay nhất)
-
Top 40 Thuyết minh về con trâu (hay nhất)
-
Top 40 Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà (hay nhất)
-
Top 40 Cảm nhận bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (hay nhất)
-
Top 40 Nghị luận bài thơ Con cò (hay nhất)
-
Top 40 Cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính (hay nhất)
-
Top 40 Cảm nhận về nhân vật ông Sáu (hay nhất)
-
Top 40 Cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Vân (hay nhất)
-
Top 40 Cảm nhận bài thơ Ánh trăng (hay nhất)
-
Top 40 Cảm nhận về bài thơ Đồng chí (hay nhất)
-
Top 40 Cảm nhận về nhân vật cô kĩ sư (hay nhất)
-
Top 40 Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa (hay nhất)
-
Top 40 Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều (hay nhất)
-
Top 40 Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (hay nhất)
-
Top 40 Thuyết minh về con chó (hay nhất)
-
Top 40 Phân tích bài thơ Ánh trăng (hay nhất)
-
Top 40 Phân tích Chị em Thúy Kiều (hay nhất)
Phong cách Hồ Chí Minh
-
Phân tích văn bản Phong cách Hồ Chí Minh (dàn ý – 4 mẫu)
-
Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới như hiện nay (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận phong cách giản dị của Hồ Chí Minh (dàn ý – 4 mẫu)
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
-
Phân tích tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nghĩ về tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (dàn ý – 4 mẫu)
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
-
Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (dàn ý – 4 mẫu)
Viết bài tập làm văn số 1: Văn thuyết minh
-
Thuyết minh cây lúa Việt Nam (dàn ý – 4 mẫu)
-
Thuyết minh về cây chuối (dàn ý – 4 mẫu)
-
Thuyết minh về cây bàng (dàn ý – 4 mẫu)
-
Thuyết minh một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em (dàn ý – 5 mẫu)
Chuyện người con gái Nam Xương
-
Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (dàn ý – 4 mẫu)
-
Phân tích nhân vật Trương Sinh trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (dàn ý – 4 mẫu)
-
Nêu ý nghĩa của chi tiết kì ảo trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (dàn ý – 4 mẫu)
Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh
-
Phân tích Truyện cũ trong phủ chúa Trịnh (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận về đất nước thời vua Lê – Chúa Trịnh (dàn ý – 4 mẫu)
Hoàng Lê Nhất Thống Chí
-
Phân tích Hoàng Lê Nhất Thống Chí (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận Hoàng Lê Nhất Thống Chí (dàn ý – 4 mẫu)
Truyện Kiều
-
Bài văn kể tóm tắt lại Truyện Kiều (dàn ý – 4 mẫu)
-
Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Du (dàn ý – 4 mẫu)
Chị em Thúy Kiều
-
Phân tích Chị em Thúy Kiều (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều (dàn ý – 4 mẫu)
Cảnh ngày xuân
-
Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Cảnh ngày xuân (dàn ý – 4 mẫu)
Kiều ở lầu Ngưng Bích
-
Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận về 8 câu thơ cuối trong Kiều ở lầu Ngưng Bích (dàn ý – 4 mẫu)
Viết bài tập làm văn số 2: Văn tự sự
-
Kể về một lần trót xem trộm nhật kí của bạn (dàn ý – 4 mẫu)
-
Kể lại cuộc gặp gỡ người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (dàn ý – 4 mẫu)
-
Kể lại kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ nhân ngày 20/11 (dàn ý – 4 mẫu)
-
Kể về một cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (dàn ý – 4 mẫu)
Mã Giám Sinh mua Kiều
-
Phân tích đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều (dàn ý – 4 mẫu)
-
Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận về đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nghĩ về nhân vật Mã Giám Sinh trong Mã Giám Sinh mua Kiều (dàn ý – 4 mẫu)
Thúy Kiều báo ân báo oán
-
Phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận nhân vật Hoạn Thư qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán (dàn ý – 4 mẫu)
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
-
Phân tích 14 câu thơ đầu bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận về nhân vật Lục Vân Tiên (dàn ý – 4 mẫu)
-
Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận về nhân vật Kiều Nguyệt Nga (dàn ý – 4 mẫu)
Lục Vân Tiên gặp nạn
-
Phân tích sự đối lập thiện – ác trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn (dàn ý – 4 mẫu)
Đồng Chí
-
Phân tích bài thơ Đồng Chí (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận về hình tượng người lính trong bài Đồng Chí (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận khổ cuối bài Đồng Chí (dàn ý – 4 mẫu)
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
-
Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính (dàn ý – 4 mẫu)
-
Phân tích hai khổ thơ đầu trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (dàn ý – 4 mẫu)
-
Phân tích khổ thơ thứ 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận về hình tượng người lính lái xe Trường Sơn trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính (dàn ý – 4 mẫu)
Đoàn thuyền đánh cá
-
Cảm nhận khổ đầu và khổ cuối trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận khổ thơ 3, 4, 5, 6 bài Đoàn thuyền đánh cá (dàn ý – 4 mẫu)
Bếp lửa
-
Phân tích bài thơ Bếp lửa (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận bài thơ Bếp lửa (dàn ý – 4 mẫu)
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
-
Phân tích bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận bài thơ Khúc hát ru những đứa bé lớn trên lưng mẹ (dàn ý – 4 mẫu)
Ánh trăng
-
Phân tích bài thơ Ánh trăng (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận hai khổ cuối bài thơ Ánh trăng (dàn ý – 4 mẫu)
-
Phân tích nhan đề bài thơ Ánh trăng (dàn ý – 4 mẫu)
Làng
-
Phân tích truyện ngắn Làng (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng (dàn ý – 4 mẫu)
-
Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Làng (dàn ý – 4 mẫu)
-
Phân tích tình yêu làng của ông Hai trong truyện ngắn Làng (dàn ý – 4 mẫu)
-
Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng (dàn ý – 4 mẫu)
Lặng lẽ Sa Pa
-
Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận về nhân vật ông hoa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (dàn ý – 4 mẫu)
Viết bài tập làm văn số 3: Văn tự sự
-
Viết thư cho bạn học kể lại buổi thăm trường đầy xúc động (dàn ý – 6 mẫu)
-
Kể về một giấc mơ trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày (dàn ý – 6 mẫu)
-
Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể hoặc đã xem trên màn ảnh (dàn ý – 4 mẫu)
-
Kể lại một lần em đi thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết (dàn ý – 4 mẫu)
Chiếc lược ngà
-
Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà (dàn ý – 4 mẫu)
-
Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà (dàn ý – 8 mẫu)
-
Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện Chiếc lược ngà (dàn ý – 4 mẫu)
Cố hương
-
Phân tích truyện ngắn Cố hương (dàn ý – 4 mẫu)
-
Phân tích ý nghĩa hình ảnh con đường trong Cố hương (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận về hình bóng quê nhà và con người nơi quê cha đất tổ trong Cố hương (dàn ý – 4 mẫu)
Những đứa trẻ
-
Phân tích bài Những đứa trẻ (dàn ý – 4 mẫu)
-
Cảm nhận bài Những đứa trẻ (dàn ý – 4 mẫu)
Văn mẫu lớp 9 Học kì 2
Bàn về đọc sách
-
Phân tích Bàn về đọc sách (dàn ý – 10 mẫu)
-
Điều em thấm thía nhất sau khi học xong bài Bàn về đọc sách (dàn ý – 4 mẫu)
-
Nghị luận về lợi ích của việc đọc sách từ bài Bàn về đọc sách (dàn ý – 8 mẫu)
-
Cảm nhận về giá trị bài Bàn về đọc sách (dàn ý – 4 mẫu)
Tiếng nói của văn nghệ
-
Phân tích Tiếng nói của văn nghệ (dàn ý – 9 mẫu)
-
Cảm nhận bài Tiếng nói của văn nghệ (dàn ý – 4 mẫu)
-
Nghị luận vai trò của văn nghệ đối với đời sống của con người qua bài Tiếng nói của văn nghệ (dàn ý – 4 mẫu)
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
-
Phân tích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (dàn ý – 11 mẫu)
-
Cảm nhận Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới hay nhất (dàn ý – 11 mẫu)
Viết bài tập làm văn số 5
-
Nêu suy nghĩ của em về Bác Hồ, vị lãnh tụ của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới (dàn ý – 12 mẫu)
-
Suy nghĩ về Những người không chịu thua số phận (dàn ý – 8 mẫu)
-
Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng nhiều học sinh đoạt giải huy chương vàng (dàn ý – 6 mẫu)
-
Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác bừa bãi ra đường hoặc những nơi công cộng (dàn ý – 8 mẫu)
-
Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó, học giỏi Em hãy nêu một số tấm gương đó (dàn ý – 6 mẫu)
-
Suy nghĩ của em về các sự kiện chất độc màu da cam (dàn ý – 7 mẫu)
-
Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập (dàn ý – 9 mẫu)
-
Suy nghĩ về truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường (dàn ý – 4 mẫu)
-
Đạo lí Uống nước nhớ nguồn (dàn ý – 10 mẫu)
-
Bàn về tranh giành và nhường nhịn (dàn ý – 7 mẫu)
-
Nghị luận về đức tính khiêm tốn (dàn ý – 12 mẫu)
-
Nghị luận về đức tính trung thực (dàn ý – 12 mẫu)
-
Nghị luận về hút thuốc có hại (dàn ý – 10 mẫu)
-
Nghị luận về lòng biết ơn thầy cô giáo (dàn ý – 9 mẫu)
-
Suy nghĩ về câu ca dao Công cha như núi thái sơn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (dàn ý – 9 mẫu)
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten
-
Phân tích Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (dàn ý – 6 mẫu)
-
Cảm nhận Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (dàn ý – 3 mẫu)
-
Nghị luận bài học rút ra từ truyện Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (dàn ý – 3 mẫu)
Con cò
-
Phân tích bài thơ Con cò (dàn ý – 11 mẫu)
-
Cảm nhận bài thơ Con cò (dàn ý – 7 mẫu)
-
Ý nghĩa tượng trưng qua hình ảnh con còn trong bài thơ Con cò (dàn ý – 3 mẫu)
Mùa xuân nho nhỏ
-
Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (dàn ý – 12 mẫu)
-
Vẻ đẹp mùa xuân đất nước qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ (dàn ý – 3 mẫu)
-
Tình cảm và trách nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện nay (dàn ý – 10 mẫu)
Viếng lăng Bác
-
Cảm nhận bài thơ Viếng Lăng Bác (dàn ý – 8 mẫu)
-
Cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm Lăng Bác (dàn ý – 3 mẫu)
-
Bài thơ Viếng lăng bác là một nén hương thơm mà Viễn Phương dân lên Bác Hồ kính yêu (dàn ý – 4 mẫu)
Viết bài tập làm văn số 6
-
Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ (dàn ý – 12 mẫu)
-
Truyện ngắn Làng gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm (dàn ý – 10 mẫu)
-
Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương (dàn ý – 8 mẫu)
-
Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng (dàn ý – 8 mẫu)
-
Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du (dàn ý – 9 mẫu)
-
Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà (dàn ý – 8 mẫu)
Sang thu
-
Phân tích bài thơ Sang thu (dàn ý – 12 mẫu)
-
Cảm nhận về bài thơ Sang thu (dàn ý – 12 mẫu)
-
Bài thơ Sang thu là bức thông điệp lúc giao mùa, em hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ (dàn ý – 4 mẫu)
-
Viết đoạn văn ngắn về hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa và cảm xúc con người qua bài thơ Sang thu (dàn ý – 4 mẫu)
Nói với con
-
Nét đặc sắc của bài thơ Nói với con là lối tư duy và cách diễn đạt giàu hình ảnh mang bản sắc dân tộc miền núi (dàn ý – 3 mẫu)
-
Phân tích tình cảm cha con trong bài thơ Nói với con (dàn ý – 8 mẫu)
-
Em hiểu người đồng mình là gì? Cách gọi người đồng mình của tác giả có gì sâu sắc (dàn ý – 6 mẫu)
-
Cảm nhận bài thơ Nói với con (dàn ý – 10 mẫu)
Mây và sóng
-
Phân tích bài thơ Mây và sóng (dàn ý – 8 mẫu)
-
Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng (dàn ý – 9 mẫu)
-
Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và sóng (dàn ý – 6 mẫu)
-
Cảm nhận về bài thơ Mây và sóng (dàn ý – 9 mẫu)
Viết bài tập làm văn số 7
-
Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (dàn ý – 8 mẫu)
-
Số phận và tính cách của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc (dàn ý – 8 mẫu)
-
Lấy nhan đề Tình đời trong chiếc lá, nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích Chiếc lá cuối cùng (dàn ý – 7 mẫu)
-
Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và Sóng của Ta-go (dàn ý – 6 mẫu)
-
Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh (dàn ý – 8 mẫu)
-
Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng (dàn ý – 7 mẫu)
-
Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa (dàn ý – 11 mẫu)
Bến quê
-
Phân tích Bến quê của Nguyễn Minh Châu (dàn ý – 8 mẫu)
-
Cảm nhận Bến quê của Nguyễn Minh Châu (dàn ý – 7 mẫu)
-
Ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu ở truyện ngắn Bến quê (dàn ý – 3 mẫu)
-
Nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên trong truyện Bến quê (dàn ý – 3 mẫu)
-
Cảm nghĩ về nhân vật Nhĩ trong truyện Bến quê (dàn ý – 3 mẫu)
Những ngôi sao xa xôi
-
Cảm nhận Những ngôi sao xa xôi (dàn ý – 5 mẫu)
-
Những ngôi sao xa xôi là vẻ đẹp tâm hồn của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (dàn ý – 3 mẫu)
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (trích Rô-bin-xơn Cru-xô)
-
Phân tích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (dàn ý – 7 mẫu)
-
Cảm nghĩ về nhân vật Rô-bin-xơn (dàn ý – 5 mẫu)
Bố của xi-mông
-
Phân tích Bố của Xi-mông (dàn ý – 9 mẫu)
-
Cảm nhận Bố của Xi-mông (dàn ý – 4 mẫu)
-
Phân tích nhân vật Xi-mông (dàn ý – 4 mẫu)
Con chó bấc
-
Phân tích Con chó Bấc (dàn ý – 5 mẫu)
-
Phân tích hình ảnh con chó Bấc (dàn ý – 7 mẫu)
-
Cảm nhận Con chó Bấc (dàn ý – 5 mẫu)
Bắc sơn
-
Phân tích Bắc Sơn (dàn ý – 5 mẫu)
-
Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm trong Bắc Sơn (dàn ý – 3 mẫu)
-
Cảm nhận Bắc Sơn (dàn ý – 4 mẫu)
Tôi và chúng ta
-
Phân tích Tôi và chúng ta (dàn ý – 5 mẫu)
-
Cảm nhận Tôi và chúng ta (dàn ý – 3 mẫu)
Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 9 xem nhiều nhất
Viết bài tập làm văn số 1: Văn thuyết minh
-
[Năm 2021] Thuyết minh Cây lúa Việt Nam xem nhiều nhất
-
[Năm 2021] Thuyết minh về Cây ở quê em xem nhiều nhất
-
[Năm 2021] Thuyết minh Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em xem nhiều nhất
-
[Năm 2021] Thuyết minh Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh ở quê em xem nhiều nhất
Viết bài tập làm văn số 2: Văn tự sự
-
[Năm 2021] Tưởng tượng 20 năm sau em về thăm trường cũ, hãy viết thư cho xem nhiều nhất
-
[Năm 2021] Kể lại giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày xem nhiều nhất
-
[Năm 2021] Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã đọc, đã nghe kể xem nhiều nhất
-
[Năm 2021] Kể về một lần em đi thăm mộ người thân cùng bố, mẹ xem nhiều nhất
Viết bài tập làm văn số 3: Văn tự sự
-
[Năm 2021] Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn xem nhiều nhất
-
[Năm 2021] Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe xem nhiều nhất
-
[Năm 2021] Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ xem nhiều nhất
-
[Năm 2021] Kể về một cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam xem nhiều nhất
Viết bài tập làm văn số 5: Nghị luận xã hội
-
[Năm 2022] Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người xem nhiều nhất
-
[Năm 2022] Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công xem nhiều nhất
-
[Năm 2022] Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh xem nhiều nhất
-
[Năm 2022] Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng xem nhiều nhất
Viết bài tập làm văn số 6: Nghị luận văn học
-
[Năm 2022] Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ xem nhiều nhất
-
[Năm 2022] Suy nghĩ về chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam xem nhiều nhất
Viết bài tập làm văn số 7: Nghị luận văn học
-
[Năm 2022] Số phận và tính cách của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc xem nhiều nhất
-
[Năm 2022] Lấy nhan đề Tình người trong chiếc lá, viết bài văn nêu suy nghĩ về truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng xem nhiều nhất
-
[Năm 2022] Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và Sóng xem nhiều nhất
-
[Năm 2022] Cảm nhận Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh xem nhiều nhất
-
[Năm 2022] Suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy xem nhiều nhất
-
[Năm 2022] Cảm nhận Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa xem nhiều nhất
Đề bài: Thuyết minh cây lúa Việt Nam.
A/ Dàn ý chi tiết
I. Mở bài:
– Từ bao đời nay, cây lúa đã gắn bó và là một phần không thể thiếu của con người Việt Nam
– Cây lúa đồng thời là đặc trưng của nền văn minh – nền văn minh lúa nước.
II. Thân bài:
1. Khái quát:
– Cây lúa là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc.
– Là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói chung và của Châu Á nói riêng.
2. Chi tiết:
a. Đặc điểm, hình dạng, kích thước:
– Lúa là cây có một lá mầm, rễ chùm.
– Lá bao quanh thân, có phiến dài và mỏng.
– Có 2 vụ lúa: Chiêm, mùa.
b. Cách trồng lúa: Phải trải qua nhiều giai đoạn:
– Từ hạt thóc nảy mầm thành cây mạ.
– Rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng
– Ruộng phải cày bừa, làm đất, bón phân.
– Ruộng phải vừa đủ nước.
– Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi phải làm có, bón phân, diệt sâu bọ.
– Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xay xát thành hạt gạo…
c. Vai trò của cây lúa và hạt gạo:
– Vấn đề chính của trồng cây lúa là cho hạt lúa, hạt gạo.
– Có nhiều loại gạo: Gạo tẻ, gạo nếp (dùng làm bánh chưng, bánh dày)…
* Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh dày hay đồ các loại xôi.
* Lúa nếp non dùng để làm cốm.
– Lúa gạo làm được rất nhiều các loại bánh như: Bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở, cháo,…
– Nếu không có cây lúa thì rất khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực độc đáo của Việt Nam.
d. Tác dụng:
– Ngày nay, nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.
– Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về sản xuất gạo.
– Cây lúa đã đi vào thơ ca nhạc họa và đời sống tâm hồn của người Việt Nam
III. Kết bài:
– Cây lúa vô cùng quan trọng đối với đời sống người Việt
– Cây lúa không chỉ mang lại đời sống no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.
B/ Sơ đồ tư duy
C/ Bài văn mẫu
Thuyết minh cây lúa Việt Nam – mẫu 1
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
(Ca dao)
Hai câu ca dao ấy thật nhẹ nhàng đã đi sâu vào trái tim của hàng triệu, hàng triệu trái tim Việt Nam mỗi khi nhớ về chốn làng quê thanh bình với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Và có lẽ, sẽ chẳng ai có thể quên được hình ảnh cây lúa nước – một biểu tượng một nét vẽ đơn sơ, bình dị mà rất đỗi xinh tươi trong bức tranh về làng quê Việt Nam.
Cây lúa là một trong năm loại cây lương thực chủ yếu của thế giới và là loại cây lương thực chủ đạo ở Việt Nam. Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam Á của châu Á và ở châu Phi. Thêm vào đó, cây lúa còn là loài thực vật thuộc một loại cỏ đã được con người thuần dưỡng, đưa vào nhân giống, cấy ghép và phát triển. Và như vậy, với nguồn gốc ấy, cây lúa có thể phát sinh, phát triển một cách nhanh chóng trong điều kiện khí hậu, thời tiết ở Việt Nam. Nếu như những loài cây lương thực khác trên thế giới như khoai tây, bắp, lúa mì, sắn sống ở trên cạn thì cây lúa lại hoàn toàn khác. Lúa là loài cây thủy sinh, sống và phát triển chủ yếu ở môi trường nước. Thông thường, mỗi cây lúa cao khoảng 1 đến 1,8 mét. Thêm vào đó, lúa là loài cây rễ chùm, vì vậy, nó có thể bám chắc vào trong lòng đất để hút dưỡng chất, cung cấp cho quá trình sinh trưởng, phát triển.
Lúa là loài cây thân thảo, thân cây được chia làm các mắt khác nhau, bên trong thường rỗng. Ở mỗi làng quê, vào vụ gặt, lũ trẻ con thường dùng thân cây lúa để làm nên những chiếc kèn, âm thanh của những tiếng kèn ấy nghe thật vui tai, như góp phần xóa đi cái nắng nóng của mùa hè và sự mệt nhọc của những ngày mùa. Lá cây lúa hình dẹt dài và mỏng mọc bao phủ bên ngoài thân cây. Tùy vào từng thời kì mà lá cây lúa có độ dài và màu sắc khác nhau. Thì con gái, lúa khoác lên mình những chiếc áo xanh mát và đến gần mùa thu hoạch thì lá lúa chuyển sang màu vàng. Đặc biệt, sau một thời gian gieo trồng, cây lúa trổ bông. Bông lúa thường dài từ 35 đến 50 xăng-ti-mét, chứa rất nhiều hạt lúa, rủ xuống trông rất tuyệt. Những bông lúa ấy chính là sự kết tinh những tinh hoa của trời đất và tấm lòng, sự cần cù, chăm chỉ của những người lao động nơi chốn làng quê. Ở nước ta hiện nay thường có hai vụ lúa chính là vụ chiêm (thu hoạch vào khoảng tháng 5, tháng 6 âm lịch) và vụ mùa (thu hoạch vào tháng 8, tháng 9 âm lịch). Song, để cây lúa có thể sinh trưởng, phát triển cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trước tiên, người nông dân phải tìm được giống lúa phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai nơi gieo trồng cây lúa. Sau khi đã chọn được giống lúa phù hợp, người nông dân sẽ tiến hành ủ giống, đến lúc những hạt lúa giống nảy mầm, người ta sẽ gieo chúng xuống đất, chăm sóc nó đến lúc những mầm xanh nhú lên, những cây mạ xanh ra đời. Trong lúc chờ mạ lớn và cứng cáp hơn, người ta sẽ cày, bừa đất, chờ đến khi cây mạ cứng cáp rồi sẽ đem cấy xuống ruộng.
Những ruộng lúa lúc vừa cấy xuống khoác lên mình một màu áo xanh mơn mởn. Để rồi, đến lúc thì còn gái, cánh đồng lúa trở mình, mặc một chiếc áo xanh sẫm và bắt đầu hình thành bông, những bông lúa bên trong mang dòng sữa trắng ngần, ngọt ngào và thơm phức tỏa ngát cả vùng quê. Sau một thời gian, lúc lúa ngả sang màu vàng, những bông lúa đã chín, người ta gặt nó mang về nhà rồi tuốt lúa, phơi và xát lúa để tạo nên những hạt gạo. Tuy nhiên, trong quãng thời gian từ lúc cấy lúa đến lúc thu hoạch, những con người nơi đây phải thường xuyên thăm đồng, bắt sâu, bón phân, cung cấp thêm nước để cây lúa có đủ điều kiện tốt nhất để phát triển. Quả thực, quá trình phát triển cây lúa rất phức tạp, bởi vậy đòi hỏi ở người gieo trồng rất nhiều công sức và phải chăng vì thế, nhân dân ta xưa nay vẫn thường có câu:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
(Ca dao)
Thêm vào đó, cây lúa giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của con người Việt Nam từ xưa đến nay. Từ thời xa xưa, Lang Liêu đã lấy gạo làm bánh kính dâng lên vua cha. Và cũng kể từ đấy, cây lúa đã trở thành một nét đẹp, một biểu tượng của nền văn hóa dân tộc. Trong đời sống của chúng ta ngày nay, cây lúa vẫn luôn giữ một vai tò đặc biệt quan trọng. Hạt lúa chính là nguồn lương thực chủ yếu cho chúng ta mỗi ngày. Những hạt lúa, hạt gạo ấy chính là “hạt ngọc trời”. Gạo không chỉ dùng làm lương thực chính mỗi ngày mà nó còn là nguồn nguyên liệu làm nên nhiều thứ bánh khác nhau là đặc sản của mỗi miền, đó là bánh đa, là bánh tẻ, là bánh cuốn,… Không chỉ có hạt gạo, thân cây lúa sau khi gặt và phơi khô được gọi là rơm, nó là nguồn thức ăn cho gia súc trong nhà, đồng thời, nó là những “chiếc nệm” giữ ấm cho gia súc trong những ngày mùa đông giá rét.
Đặc biệt, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, hiện nay nước ta đã lai tạo được hơn 30 giống lúa khác nhau và nước ta là một trong số những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa gạo. Điều đó thêm một lần nữa chứng minh cho chúng ta thấy vai trò, vị trí to lớn của cây lúa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
………………………………
………………………………
………………………………
Đề bài: Thuyết minh về một loài động vật hay vật nuôi ở quê em – con trâu.
A/ Dàn ý chi tiết
I. Mở bài
– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
– Là con vật thân thuộc, gắn bó, mang nhiều ý nghĩa quan trọng
II. Thân bài
1. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
2. Lợi ích của con trâu:
a. Trong đời sống vật chất:
– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạt gạo.
– Là tài sản quý giá của nhà nông.
– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mỹ nghệ…
b. Trong đời sống tinh thần:
– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đi học, một buổi đi chăn trâu:thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
III. Kết bài
– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quê Việt Nam.
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
B/ Sơ đồ tư duy
C/ Bài văn mẫu
Thuyết minh về con trâu – mẫu 1
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công?”
Bài ca dao quen thuộc với mỗi người Việt Nam cũng giống như hình ảnh con trâu đã gắn liền với làng quê Việt Nam, với người nông dân chân lấm tay bùn, với cây đa và lũy tre làng. Bởi trong tâm thức của người Việt, con trâu là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, hiền lành, chất phác như chính họ.
Trâu được nuôi nhiều ở các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng đồi núi ở Việt Nam bởi đặc tính tự nhiên của trâu có thể chịu được lạnh và thích kiếm ăn trong rừng. Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng được con người thuần hóa cách đây hàng ngàn năm, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Trâu là loài động vật hiền lành, thuộc lớp thú, lông có màu xám hoặc xám đen, không dày. Thân hình trâu vạm vỡ, hơi thấp, chân ngắn. Bụng trâu to, mông dốc xuống. Một con trâu trưởng thành có thể nặng tới hơn 500kg. Đuôi trâu dài, thường xuyên phe phẩy để đuổi những động vật kí sinh như ruồi, muỗi. Là động vật có vú, trâu có bầu sữa nhỏ, nằm ở dưới bụng và sẽ nuôi con bằng dòng sữa ấy. Trên đầu trâu thường có một bộ sừng dài, cứng, nhọn hoắt, hình lưỡi liềm. Đây là vũ khí tự vệ của trâu cũng là đặc điểm còn sót lại của trâu rừng sau khi được thuần hóa. Trâu đực xem bộ sừng là thứ để biểu lộ sức mạnh của mình với những con trâu cái, sừng càng dài, càng cứng càng chứng tỏ đó là một con trâu khỏe mạnh. Những con trâu ấy sẽ thu hút được những con trâu cái hơn những con trâu khác. Mỗi năm trâu chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con và sẽ nuôi còn bằng sữa mẹ.
Từ xưa đến nay, trâu luôn là nông cụ quan trọng của người nông dân bởi đây là loài gia súc lớn, khỏe, cung cấp sức kéo để cày bừa trên khắp các cánh đồng. Đặc tính của trâu là loài động vật hiền lành, chăm chỉ, chịu thương chịu khó nên hầu hết những công việc nặng nhọc trong nhà nông đều do con trâu gánh vác. Từ sớm tinh mơ cho đến tận khi mặt trời đã khuất núi, con trâu cùng với người nông dân cần mẫn trên những cánh đồng. Từ cày đến bừa, từ cấy đến gặt, khi nào cũng thấy có mặt của con trâu để giúp con người làm ra hạt lúa, hạt gạo. Có lẽ vì thế mà nhân dân ta nhắc đến con trâu bằng một tình cảm yêu mến, trân trọng Con trâu là đầu cơ nghiệp, Ruộng sâu trâu nái…Trâu cũng là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm cao, hàm lượng chất béo thấp rất tốt cho người đang điều trị bệnh béo phì hoặc bổ sung dinh dưỡng khi mới ốm dậy. Sữa trâu cũng là nguồn cung cấp chất đạm, chất béo. Dù không tốt và thơm ngon như sữa bò song đây cũng là nguồn sữa có thể bổ sung và cải thiện bữa ăn cho trẻ em vùng núi. Da trâu cũng có thể làm mặt trống, làm giày rất dày và bền. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ, đồ trang trí.
Đâu chỉ mang tới những lợi ích vật chất, con trâu còn gắn bó với đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Tuổi thơ của biết bao thế hệ gắn liền với những ngày tháng thong dong chăn trâu trên đồng cỏ của làng. Hình ảnh những em bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo, đọc sách hay con trâu thủng thẳng gặm cò còn mấy đứa trẻ túm năm tụm ba chơi đánh bi, đánh chắt, thả diều, chọi gà đã từng đi vào thơ ca, hội họa của không biết bao nhiêu nghệ sĩ. Những hình ảnh ấy khiến cho con người ta thầy tâm hồn mình bình lặng lại sau những xô bồ, vội vã của cuộc sống thành thị. Giang Nam cũng viết về tuổi thơ chăn trâu của mình qua những vần thơ:
“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”
Trong văn hóa của người Việt, con trâu cũng là một biểu tượng cho một năm. Trong 12 con giáp, trâu đứng hàng thứ hai sau Tý và đứng trước 10 con vật khác, thuộc âm. Người ta cũng chẳng thể quên hình ảnh của chú bé Định Bộ Lĩnh đầu ba chỏm đã cùng đám trẻ chăn trâu trong vùng Hoa Lư cưỡi trâu rước cờ lau tập trận. Định Bộ Lĩnh là một bị vua xuất thân từ hình ảnh chú bé mục đồng, cũng gắn liền với con trâu.
Những chú trâu mập mạp còn gắn liền với những lễ hội truyền thống trong văn hóa của người Việt Nam. Có những lễ hội thu hút rất đông du khách tới tham gia như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng. Trước đó, những chú trâu được chăm sóc chu đáo khiến con nào con nấy vạm vỡ, khỏe mạnh với đôi sừng cong vút, nhọn hoắt. Trong tiếng trống giục giã, tiếng reo hò cổ vũ của khán giả trên khán đài, hai chú trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Bên cạnh đó, ở Tây Nguyên cũng có lễ hộ đâm trâu để mừng một vụ mùa bội thu. Thịt trâu sẽ được dùng để cúng bái thần linh, phần còn lại sẽ được sẻ thịt để chia cho mỗi nhà trong buôn làng.
Vượt ra khỏi lũy tre làng, hình ảnh con trâu vàng trong SEA GAMES 22 đã gây ấn tượng với bạn bè quốc tế, trở thành biểu tượng của con người Việt Nam cần cù, chịu thương chịu khó nhưng cũng rất thân thiện, sáng tạo và thông minh.
Con trâu đã gắn bó với con người Việt Nam từ hàng nghìn năm nay nên cuộc sống hiện đại với những vật dụng thông minh thì con trâu vẫn sẽ luôn giữ được vị trí, vai trò của mình trong cuộc sống của chúng ta.
Thuyết minh về con trâu – mẫu 2
Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu là người bạn thân thiết của người dân và gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và chúng được xem như biểu tượng của người nông dân Việt Nam.
Trâu bắt nguồn từ loài trâu rừng. Lông trâu thường có màu xám đen, thân hình vạm vỡ. Với đôi sừng nhọn, uốn cong như hình một lưỡi liềm. Chúng được con người sử dụng làm đồ trang sức. Trâu là loài động vật thuộc lớp có vú. Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày. Một con trâu đực trung bình cày bừa từ 3 – 4 sào còn trâu cái có thể cày bừa từ 2 – 3 sào.
Trong những thời đại trước trâu còn dùng để kéo xe, chở hàng và có thể kéo tải trọng từ 400 – 500kg. Con trâu còn có thể kéo gỗ củi và hàng hóa. Trâu cung cấp cho ta rất nhiều sản lượng về lương thực và sữa. Đem bán thịt trâu cũng thu được những khoản tiền đáng kể. Người ta thường trồng cây xen lẫn các cây ăn quả, phân trâu ủ xanh là thuốc bón tốt nhất cho cây. Trâu chính là tài sản nên rất được người dân chăm sóc rất chu đáo.
Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiêu là trò như đọc sách, thổi sáo… Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ ko bao giờ quên được những ngày thơ ấu.
Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn – một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. Ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ “Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ” để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng. Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho “nhân khang, vật thịnh”.
Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những “kháp đấu” giữa các “ông trâu”. Mỗi “ông trâu” trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các “kháp đấu” giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.
Con trâu đã gắn bó với người những người nông dân Việt Nam. Nó không những mang lại cho những người nhân dân việt nam về mặt vật chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần. Con trâu còn gắn bó với những lễ hội tiêu biểu của người dân Việt Nam. Nó đã là biểu tượng của của làng quê việt nam và Đất nước Việt Nam.
Thuyết minh về con trâu – mẫu 3
Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê Việt Nam, với những khóm tre, với đồng ruộng và với người nông dân chân lấm tay bùn. Từ bao đời nay, khi nhắc đến hình ảnh con trâu chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó đối với nông nghiệp Việt Nam, đó là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam.
Cha ông ta vẫn truyền tai nhau rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Đối với những người nông dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời thì con trâu chính là gia tài đáng giá hơn cả. Về nguồn gốc xuất xứ của trâu tại Việt Nam có rất nhiều tài liệu, tuy nhiên chưa có một tài liệu nào chính xác nói đến sự ra đời của trâu là như thế nào. Tùy vào điều kiện thiên nhiên địa lí mà trâu ở mỗi vùng miền lại có những đặc tính sinh trưởng khác nhau. Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trâu có nguồn gốc là trâu rừng thuần hóa, hay còn gọi là trâu đầm lầy. Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái. Chúng có đặc tính giống nhau nhưng về hình dáng, kích thước thì khác nhau một chút, tuy nhiên không đáng kể. Trâu đực thường to và cao hơn trâu cái, sừng to và dày hơn, đôi chân chắc nịch, lúc chạy rất nhanh. Đầu của trâu đực nó hơn trâu cái một chút.
Mỗi con trâu trưởng thành có khối lượng từ 200kg đến 500kg. Một đặc điểm rất dễ nhận dạng của trâu chính là không có hàm răng trên. Trâu thuộc động vật nhai lại, sức nhai của trâu rất bền. Sừng của một con trâu khá dài và có hình dáng giống như lưỡi liềm, rất chắc chắn nhưng cấu tạo bên trong đều rỗng tuếch. Chân của trâu rất chắc và ngắn, lúc bước đi thường chệnh choạng ra hai bên. Da của chúng cũng rất dày. Lông của trâu thường có màu đen, nhưng có một số con trâu có màu vàng nhạt, đó là do giống lai. Trâu là người bạn thân thiết của nhà nông, từ công việc cày bừa, kéo lúa, kéo ngô, chở hoa màu… đều đến “lượt” của nó. Sức trâu rất dẻo dai, nó có thể làm quần quật cả ngày không biết mệt. Thời tiết thay đổi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trâu. Nên đến mùa hè người nông dân thường cho trâu ra ao tắm, vào mùa đông thì giữ ấm cho trâu bằng việc lót rơm rạ ở chuồng cho trâu nằm. Trâu là động vật sinh con và nuôi con bằng sữa, mỗi năm nó sẽ sinh ra một con nghé con.
Đối với người nông dân thì con trâu chính là cơ ngơi quan trọng. Bên cạnh đó trâu còn là con vật linh thiêng trong các lễ hội chọi trâu lớn. Thịt trâu cũng là một món đặc sản rất nổi tiếng. Sừng trâu, da trâu còn dùng để làm các trang sức, quần áo cho con người. Đặc biệt sự xuất hiện của trâu trong SEA Games 22 tại Việt Nam thực sự là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân việt nam. Nó mang ý nghĩa biểu trưng cho sự cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành của người nông dân. Một hình đáng đáng trân trọng. Trâu cũng gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ của trẻ em nông thôn, theo các em lớn lên từng ngày.
Thật vậy, mặc dù hiện nay xuất hiện nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thể thay thế được của người nông dân. Nó luôn là người bạn đáng tin cậy và hiền lành nhất. Hơn hết nó chính là nét đẹp của con người Việt Nam.
………………………………
………………………………
………………………………
Đề bài: Phân tích văn bản “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
A/ Dàn ý chi tiết
a) Mở bài: Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời của nhà thơ Thanh Hải
+ Thanh Hải là nhà thơ cách mạng, hoạt động văn nghệ từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp
+ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc.
b) Thân bài
* Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và con người
– Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả (lưu ý, tác giả viết bài thơ 11/1980 – lúc này đang là mùa đông)
+ Hình ảnh vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế được khắc họa qua: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng
+ Âm thanh tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt long lanh”
+ Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện qua góc nhìn của tác giả cũng như tấm lòng trân trọng của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời
+ Lời trò chuyện thân mật cùng tự nhiên và sự trân trọng sự sống được thể hiện qua hành động “đưa tay hứng” của tác giả
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
+ Giọt long lanh được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển sang cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa tay hứng”.
=> Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng.
* Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước
– Sáng tạo của tác giả thể hiện qua việc dùng từ “lộc” và hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng”
+ Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ” là hình ảnh đẹp về cuộc sống lao động kiến thiết đất nước của lực lượng sản xuất
+ Hình ảnh người cầm súng trên đường ra trận mang trên vai cành lá ngụy trang, và niềm tin vào ngày mai hòa bình
+ Tác giả sử dụng hai từ láy “hối hả” và “xôn xao” để chỉ nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau.
– Nhà thơ tin tưởng và tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ
+ Đất nước được so sánh với những hình ảnh đẹp đẽ, kì vĩ khẳng định sự trường tồn bền vững của đất nước
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
+ Tác giả không quên nhắc nhở mọi người nhớ về những tháng ngày gian khổ trong chiến đấu, cách mạng
+ Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước dù khó khăn gian khổ
=> Sự lạc quan tin tưởng của nhà thơ ca ngợi sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước, dân tộc
* Ước nguyện chân thành, giản dị được cống hiến của tác giả
– Tác giả thể hiện tâm nguyện tha thiết muốn cống hiến qua những hình ảnh đẹp, thuần phác:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
+ Điệp từ “ta” để khẳng định đó là tâm niệm chân thành của nhà thơ, cũng là khát vọng cống hiến cho đời chung của nhiều người.
+ Các từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.
– Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ khi thể hiện thiết tha, cảm động khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa.
+ Điệp từ “dù là” khiến âm điệu câu thơ trở nên thiết tha, lắng đọng
+ Dù đang nằm trên giường bệnh nhưng tác giả vẫn tha thiết với cuộc đời, mong muốn sống đẹp và hữu ích, tận hiến cho cuộc đời chung.
→ Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình.
* Ngợi ca quê hương đất nước qua điệu hát dân ca Huế
– Cả bài thơ giống như làn điệu dân ca Huế mượt mà, trữ tình và sâu lắng
+ Bài thơ khép lại với điệu Nam ai, Nam bình của xứ Huế để ca ngợi vẻ đẹp và nỗi niềm của người con xứ Huế
+ Khúc ca còn ngân vang mãi từ tâm hồn của người lạc quan, yêu đời, khát khao sống có ích
c) Kết bài
– Bài thơ là tiếng lòng của tác giả trước cuộc đời, đất nước.
– Với giọng trầm lắng có lúc nhộn nhịp, hối hả, bài thơ không những diễn đạt được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước mà còn thể hiện được sự mê say với cuộc sống và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả.
B/ Sơ đồ tư duy
C/ Bài văn mẫu
Phân tích Mùa xuân nho nhỏ – mẫu 1
Mùa xuân là đề tài bất tận của thơ ca. Song, cái cảm nhận về mùa xuân của các nhà thơ theo thời gian có nhiều thay đổi. Đối với Mãn Giác Thiền sư, một cao tăng nổi tiếng thời Lý, mùa xuân mang một tính triết lý sâu sắc:
“Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai”
Còn đối với những nhà thơ trước cách mạng, mùa xuân gợi lên một nét sầu cảm:
“Tôi có chờ đâu, có đợi đâu,
Mang chi xuân đến gợi thêm sầu.”
(Chế Lan Viên)
Nhưng đối với nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân mang một nét đẹp đáng yêu tươi thắm; gợi lên trong lòng người đọc nhiều hình ảnh rạo rực tươi trẻ. Vì thế, mùa xuân trong thơ của Thanh Hải là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc. Tất cả đã được thể hiện rõ nét trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, một bài thơ đặc sắc được nhà thơ viết không lâu trước khi qua đời.
Người xưa có câu: “Thi trung hữu họa”. Thơ ca vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp của cuộc sống. Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đã phác họa nên một bức tranh xuân giản dị mà tươi đẹp:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
“Dòng sông xanh” gợi nhắc hình ảnh những khúc sông uốn lượn của dải đất miền Trung quanh co, đó có thể là dòng sông Hương thơ mộng, một vẻ đẹp lắng đọng của xứ Huế mộng mơ. Trên gam màu xanh lơ của dòng sông thơ mộng, nổi bật lên hình ảnh “một bông hoa tím biếc”. Không có màu vàng rực rỡ của hoa mai, cũng không có màu đỏ thắm của hoa đào, mùa xuân của Thanh Hải mang một sắc thái bình dị với màu tím biếc của bông hoa lục bình. Đây là một hình ảnh mang đậm bản sắc của cố đô Huế.
Không biết tự bao giờ màu tím đã trở thành màu sắc đặc trưng của con người và đất trời xứ Huế. Màu tím biếc gợi nhớ hình ảnh những nữ sinh xứ Huế trong những bộ áo dài màu tím dịu dàng thướt tha. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, đưa động từ “mọc” lên đầu câu như một cách để nhấn mạnh vẻ đẹp tươi trẻ, đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Trong bức tranh mùa xuân của Thanh Hải, không chỉ có hình ảnh, mà còn có âm thanh xao xuyến, ngân nga của con chim chiền chiện. Tiếng chim lảnh lót vang lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn thi sĩ nhạy cảm của nhà thơ.
Những từ ngữ cảm thán “ơi”, “hót chi” đã thể hiện rõ nét cảm xúc của nhà thơ. Mùa xuân của thiên nhiên đã đem đến cho nhà thơ một cảm giác ngây ngất. Mùa xuân ấy không có gì khác lạ, vẫn là một mùa xuân rất giản dị trên quê hương xứ Huế của nhà thơ. Nhưng nhà thơ bỗng nhận ra vẻ đẹp lạ kì của mùa xuân, một vẻ đẹp mà bấy lâu nhà thơ không để ý. Phải chăng vì đây là lần cuối cùng được ngắm nhìn mùa xuân quê hương nên nhà thơ cảm thấy mùa xuân ấy đẹp hơn, tươi sáng hơn ?
Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị và nên thơ của mùa xuân, nhà thơ bồi hồi xúc động:
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
“Giọt long lanh” là giọt mưa xuân, giọt nắng vàng hay giọt sương sớm ? Theo mạch cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang. Bằng một cảm nhận tinh tế, nhà thơ đã hình tượng hóa tiếng chim thành một sự vật có hình dáng, đây là một sự sáng tạo rất mới mẻ chỉ có thể có được nhờ tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ. Như vậy, chỉ bằng ba nét vẽ: dòng sông xanh, bông hoa tím và tiếng chim ngân vang khắp đất trời, nhà thơ đã phác họa nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp trên cố đô Huế.
Từ vẻ đẹp thanh khiết của mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ liên hệ đến mùa xuân của đất nước, mùa xuân của cách mạng:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”
Bốn câu thơ mang cấu trúc song hành thể hiện rõ hai nhiệm vụ của nhân dân: chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và sản xuất làm giàu nước nhà. Hai nhiệm vụ ấy đặt nặng lên vai của người chiến sĩ – “người cầm súng” và người nông dân – “người ra đồng”. Nét đặc sắc của đoạn thơ là việc sáng tạo hình ảnh “lộc”. “Lộc” là chồi non, cành biếc; “lộc” còn tượng trưng cho sự may mắn, niềm an lành trong năm mới.
Đối với người chiến sĩ, “lộc” là cành lá ngụy trang che mắt quân thù. Đối với người nông dân, “lộc” là những mầm mạ non trải dài trên đồng ruộng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu. Người chiến sĩ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc sẽ đem về “lộc” là sự an lành niềm vui, niềm tự hào chiến thắng cho dân tộc. Người nông dân gieo trồng lúa trên đồng ruộng sẽ đem về “lộc” là những hạt gạo trắng ngần, những bát cơm ngon ngọt cho đồng bào cả nước.
Cả dân tộc bước vào xuân với khí thế khẩn trương và náo nhiệt:
“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…”
Bằng cách sử dụng từ láy hối hả, xôn xao cùng với điệp từ, tác giả đã mang đến cho câu thơ một nét rộn ràng, nhộn nhịp. “Hối hả” nghĩa là vội vã, khẩn trương. “Xôn xao” là có nhiều âm thanh trộn lẫn vào nhau, làm cho náo động. Từ những âm thanh xôn xao và sự hối hả của con người, nhà thơ lại suy tư về sự phát triển của đất nước qua bốn ngàn năm lịch sử:
“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”
Chặng đường lịch sử của đất nước qua bốn ngàn năm trường tồn đã trải qua biết bao thăng trầm, với bao nhiêu là “vất vả và gian lao”. So sánh đất nước với vì sao sáng, nhà thơ đã thể hiện niềm tự hào đối với đất nước và dân tộc. Sao là nguồn sáng bất diệt, là vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian. Ngôi sao sáng đã trở thành vẻ đẹp lộng lẫy trên lá cờ VIệt Nam, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp ngời sáng của con người và đất nước Việt Nam. Đất nước vẫn không ngừng phát triển, vẫn “cứ đi lên phía trước” để sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới. Đoạn thơ thể hiện ý chí vươn lên không ngừng của con người và dân tộc Việt Nam.
Trong không khí tưng bừng của đất nước vào xuân, nhà thơ cảm nhận được một mùa xuân tươi trẻ, rạo rực trỗi dậy trong tâm hồn. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của sự cống hiến và hòa nhập:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
Nhịp thơ dồn dập và điệp từ “ta làm” diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ. Nhà thơ muốn làm một con chim, muốn làm một nhành hoa thắm trong vườn hoa xuân để dâng tiếng hót tha thiết, để tỏa hương sắc tô điểm cho mùa xuân đất nước. “Nốt trầm” là nốt nhạc tạo nên sự lắng đọng sâu xa trong một bản nhạc. Trong cái không khí tưng bừng của ngày hội mùa xuân, nhà thơ muốn làm một nốt nhạc trầm để góp vào khúc ca xuân của dân tộc một chút vấn vương, xao xuyến.
Từ khát vọng hòa nhập, nhà thơ thể hiện rõ hơn khát vọng cống hiến của mình ở những câu thơ tiếp theo:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
“Mùa xuân nho nhỏ” là cách nói ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ. Mỗi con người đều có thể góp một phần công sức của mình như “một mùa xuân nho nhỏ” để tô hương thêm sắc cho quê hương đất nước. “Dâng” là một hành động cống hiến, cho đi mà không đòi hỏi sự đền đáp. Phép đảo ngữ nhằm nhấn mạnh khát vọng cống hiến chân thành của nhà thơ. Nhà thơ muốn góp công sức của mình trong công cuộc xây dựng đất nước nhưng chỉ với một thái độ hết sức khiêm tốn, không khoa trương mà chỉ “lặng lẽ”, âm thầm nhưng lại là toàn tâm toàn ý, như nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định:
“Lẽ nào cho vay mà không trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”
Điệp từ “dù là” được điệp lại hai lần thể hiện rõ sự tự tin, bất chấp thời gian và tuổi tác của nhà thơ. Qua khổ thơ, nhà thơ đã nhấn mạnh một ý nghĩa hết sức sâu sắc: nhiệm vụ cống hiến xây dựng đất nước là của mọi người và là mãi mãi. Không ai là không có nghĩa vụ xây dựng đất nước, và nghĩa vụ ấy kéo dài cả một đời người, từ tuổi đôi mươi cho đến khi đầu đã điểm bạc theo năm tháng. Đây là lời kêu gọi mọi người cùng chung vai gánh vác công việc xây dựng và phát triển đất nước, để đất nước có thể vững vàng mà tiếp tục “đi lên phía trước”.
Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương nhà thơ ban tặng cho đất nước và dân tộc, như một sự hiến dâng cuối cùng cho quê hương đất nước:
“Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”
Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, Thanh Hải muốn hát lại hai làn điệu dân ca quen thuộc của quê hương xứ Huế. Có lẽ trong những ngày tháng nằm trên giường bệnh, khi bị tử thần rình rập, nhà thơ lại thấy quê hương của mình đẹp hơn, bản sắc quê hương mình cũng đáng tự hào hơn. Đây cũng là cách để nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương, nguồn cội.
Đoạn thơ cho ta thấy rõ nhà thơ rất yêu mến quê hương thơ mộng của mình, có lẽ cũng từ đó mà nhà thơ có thể mở rộng tình cảm để yêu mến đất nước, mới có thể cống hiến cả cuộc đời cho nước nhà. Bởi lẽ, chỉ có những người biết yêu thương quê hương xóm làng thì mới có thể mở rộng lòng mình để yêu mến đất nước dân tộc. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết theo thể thơ năm tiếng, với cấu trúc gồm bảy khổ, mỗi khổ từ bốn đến sáu câu. Những hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, biện pháp nhân hóa, điệp ngữ và những từ ngữ tượng hình được sử dụng thành công đã tạo nên nét đặc sắc của bài thơ. Qua đó, ta có thể cảm nhận được cái thi vị trong hồn thơ Thanh Hải.
Tình yêu thiên nhiên, sự xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân cách mạng và khát vọng cống hiến đã được Thanh Hải gửi gắm qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Tuy là tác phẩm được viết không lâu trước khi nhà thơ qua đời nhưng bài thơ vẫn để lại trong lòng bao thế hệ bạn đọc những cảm xúc sâu lắng khó phai mờ. Và bài thơ vẫn sẽ tiếp tục trường tồn cùng với những bước đi lên của đất nước, gợi nhắc cho những thế hệ trẻ một cách sống đẹp: góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc, để đất nước ta sẽ mãi tươi đẹp như trong tiết xuân. Thế mới biết, cuộc đời của con người thì có hạn nhưng những giá trị tinh thần mà con người để lại cho đời sau thì có giá trị vĩnh hằng.
……………………..
Đề bài: Phân tích văn bản “Viếng lăng Bác ” của Viễn Phương.
A/ Dàn ý chi tiết
a) Mở bài
– Giới thiệu về tác giả và tác phẩm:
+ Viễn Phương là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược.
+ Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ đối với Người khi vào lăng viếng Bác với giọng trang trọng, tha thiết thể hiện niềm yêu thương, biết ơn Bác.
b) Thân bài
* Cảm xúc khi đứng trước lăng
– Tình cảm chân thành giản dị, chân thành của tác giả Viễn Phương cũng chính là tấm lòng đau đáu thương nhớ Bác của người con miền Nam nói chung
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
+ Câu thơ gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường miền Nam bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ được ra lăng viếng Bác
+ Đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân mật, diễn tả tâm trạng của người con ra thăm cha sau nhiều năm mong mỏi
+ Cách nói giảm nói tránh, cùng việc sử dụng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát, cũng là cách nói thân tình của diễn tả tâm trạng mong mỏi của tác giả
– Hình ảnh hàng tre là hình ảnh ẩn dụ đa nghĩa
+ Với tính chất tượng trưng, hình ảnh hàng tre gợi lên những liên tưởng thân thuộc của hình ảnh làng quê, đất nước đã thành biểu tượng của dân tộc
+ Cây tre tượng trưng cho khí chất, tâm hồn, sự thẳng thắn, kiên trung của con người Việt Nam
+ Từ “Ôi” cảm thán, biểu thị niềm xúc động tự hào về phẩm chất ngay thẳng, mạnh mẽ của dân tộc ta
* Cảm xúc trước dòng người vào lăng
– Ở khổ thơ thứ hai tác giả tạo ra được cặp hình ảnh thực và ẩn dụ song đôi: mặt trời thiên nhiên rực rỡ và hình ảnh Người
+ Tác giả ẩn dụ hình ảnh mặt trời nói về Bác, người mang lại nguồn sống, ánh sáng hạnh phúc, ấm no cho dân tộc
– Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ, đây là hình ảnh thực diễn tả nỗi xúc động bồi hồi trong lòng tiếc thương kính cẩn của người dân khi vào lăng
– Hình ảnh thể hiện sự kết tinh đẹp đẽ “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
+ Đoàn người vào viếng Bác là hình ảnh thực, đây còn là hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, sáng tạo của nhà thơ: cuộc đời của dân tộc ta nở hoa dưới ánh sáng cách mạng của Bác
+ Bảy mươi chín mùa xuân: là hình ảnh hoán dụ chỉ số tuổi của Bác, cuộc đời Bác tận hiến cho sự phát triển của đất nước dân tộc.
* Cảm xúc khi vào trong lăng
– Niềm biết ơn thành kính dần chuyển sang sự xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
+ Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi lên sự liên tưởng thú vị: “vầng trăng sáng dịu hiền”
+ Những vần thơ của Bác luôn gắn chặt với ánh trăng, hình ảnh “vầng trăng” gợi lên niềm xúc động, và khiến ta nghĩ tới tâm hồn thanh cao của Bác
+ Ở Người là sự hòa quyện giữa sự vĩ đại thanh cao với sự giản dị gần gũi
– Nhà thơ xúc động, đau xót trước sự ra đi mãi mãi của Người:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
+ Dù Người ra đi, nhưng sự ra đi đó hóa thân vào thiên nhiên, vào dáng hình xứ sở, giống như Tố Hữu có viết “Bác sống như trời đất của ta”
+ Nỗi lòng “nghe nhói ở trong tim” của tác giả chính là sự quặn thắt tê tái trong đáy sâu tâm hồn khi đứng trước di hài của Người, đó chính là sự rung cảm chân thành của nhà thơ.
* Cảm xúc khi chuẩn bị từ biệt
– Cuộc chia ly lưu luyến bịn rịn, thấm đẫm nước mắt của tác giả
+ Mai về miền Nam thương trào nước mắt: như một lời giã từ đặc biệt, lời nói diễn tả tình cảm sâu lắng, giản dị
+ Cảm xúc “dâng trào” nỗi luyến tiếc, bịn rịn, không muốn xa rời
+ Ước nguyện chân thành muốn được hóa thân thành “chim”, cây tre”, “đóa hoa” để được ở gần bên Bác
+ Điệp từ “muốn làm” diễn tả trực tiếp và gián tiếp tâm trạng lưu luyến của nhà thơ
– Hình ảnh cây tre kết thúc bài thơ như một cách kết thúc khéo léo, hình ảnh cây tre trung hiếu được nhân hóa mang phẩm chất trung hiếu như con người
+ “Cây tre trung hiếu” mang bản chất của con người Việt Nam trung hiếu, thẳng thắn, bất khuất đó cũng là sự tự hứa sống có trách nhiệm với sự nghiệp của Người.
c) Kết bài
– Viếng lăng Bác là bài thơ đẹp và hay gây xúc động trong lòng người đọc. Nhân dân Việt Nam trung thành, xúc động với con đường cách mạng mà Người vạch ra.
– Thể hiện qua giọng điệu trang trọng và tha thiết, hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị, hàm súc.
B/ Sơ đồ tư duy
C/ Bài văn mẫu
Phân tích Viếng lăng Bác – mẫu 1
Trong thơ ca ca ngợi về chủ tịch Hồ Chí Minh thì có rất nhiều những tác phẩm thơ hay và đặc sắc. Thế nhưng không phải bài thơ viết về Bác nào cũng có thể nói được những xúc cảm đến nghẹn ngào như trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.
Không thể phủ nhận được bài thơ Viếng Lăng Bác là một trong những bài thơ đã thành công trong việc diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của Viễn Phương đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc – Hồ Chí Minh bằng một ngôn ngữ tình tế, tâm tình và giàu xúc cảm.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Ngay từ câu thơ đầu tiên thì khi từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương cũng đã mang theo trong mình với biết bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và chiến sĩ ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu. Có thể nói đây cũng chính là một cuộc hành hương của người chiến sĩ. Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy hàng tre ẩn hiện trong sương khói trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Khi mà màn sương trong câu thơ gợi lên một không khí thiêng liêng gợi một miền cổ tích xa xưa. Ấn tượng đầu tiên với người con ở trong Nam khi ra đến lăng Bác cũng chính là hàng tre. Cây tre với dáng đứng thẳng cũng vô cùng quen thuộc với chúng ta và đặc biệt cây tre lại còn có đặc tính đứng thẳng, sống được ở nơi đất sỏi và đất bạc màu nữa. Hình ảnh hàng tre như tượng trưng cho sự cần cù, chịu thương chịu khó của người nông dân của con người Việt Nam.
Viễn Phương cũng thật tài tình khi ông cũng đã miêu tả cảnh quan (phía ngoài) lăng Bác, nhà thơ lúc này đây thật tinh tế khi ông tạo nên những suy nghĩ sâu sắc về phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Với khổ thơ tiếp theo nói về Bác. Bác Hồ cũng chính là một người con ưu tú của dân tộc và nói như Phạm Văn Đồng thì Bác là tinh hoa và khí phách của nhân dân Việt Nam.Tiếp theo đó là hai câu thơ sóng nhau, hô ứng nhau với hai hình ảnh mặt trời. Một mặt trời thiên nhiên, rực rỡ, vĩnh hằng. Cứ như thường lệ mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng và thấy ở trong lăng còn có mặt trời rất đỏ – Bác Hồ. Câu thơ ẩn dụ thật đẹp và mang lại cho người đọc những ấn tượng sâu xa biết bao nhiêu.
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Để có thể hòa nhập vào “dòng người” đến lăng viếng Bác, lúc này đây thì nhà thơ xúc động bồi hồi rồi thành kính cũng như nghiêm trang. Dòng người lúc này đây cũng như đang nối tiếp nhau đi viếng lăng Bác chẳng khác nào những tràng hoa có muôn sắc để có thể bày tỏ được lòng biết ơn, sự thành kính của nhân dân đối với Bác Hồ vĩ đại:
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
Viễn Phương thật tài tình biết bao nhiêu như cũng đã sử dụng từ “Dâng” như cũng đã lại chứa đựng bao tình cảm, bao tình nghĩa. Nhà thơ Viễn Phương không nói “bảy chín tuổi” mà lại nói rằng “bảy mươi chín mùa xuân” có thể nhận thấy được đây chính là một cách nói rất thơ nữa.
Tiếp theo đến với khổ thơ thứ ba nói về sự vĩnh hằng bất diệt của Bác. Bác như chỉ đang nằm ngủ một giấc ngủ vô cùng bình yên trong một khung cảnh thơ mộng. Bác vốn yêu trăng lắm. Nhà thơ Viễn Phương bằng những cảm thấy “Bác yên ngủ” một cách thanh thản ở giữa một vầng trăng dịu hiền. Khi nhìn thấy Bác ngủ mà nhà thơ đau đớn, xúc động. Độc giả khi đọc thấy câu thơ “mà sao nghe nhói ở trong tim “diễn tả sự đau đớn, như quặn thắt và tiếc thương đến cực độ. Tác giả Viễn Phương dường như cũng lại có một lối viết hàm súc, đầy thi vị và có những câu chữ để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc.
Ấn tượng nhất không thể không nói đến khổ thơ cuối nói lên cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Đồng thời cũng lại biết bao lưu luyến, buồn thương. Nhà thơ Viễn Phương cũng đã thể hiện các ước muốn hóa thân làm “con chim hót”, mong muốn có thể thành đóa hoa tỏa hương. Hơn hết chính là mong muốn làm cây tre trung hiếu mới để được đền ơn đáp nghĩa Người. Thông qua đây ta nhận được câu thơ sâu lắng, hình ảnh thơ đẹp và độc đáo, hay đó chính là những cách biểu hiện cảm xúc vô cùng Nam Bộ. Thực tế có thể đánh giá đây là những câu thơ trội nhất trong bài Viếng lăng Bác.
Bài thơ Viếng lăng Bác, bài thơ ngắn mà ý thơ, hình tượng thơ, cảm xúc thơ sâu lắng, đồng thời lại còn mang được một hàm súc và đẹp. Nhà thơ Viễn Phương đã chọn thể thơ mỗi câu tám từ, trong mỗi khổ bốn câu, toàn bài bốn khổ – một sự cân đối và vô cùng hài hòa để biểu hiện một giọng điệu thơ nghiêm trang, kính cẩn với Bác. Thực sự đây là một bài thơ hay, một bài ca ngân vang ca ngợi về Bác Hồ và thể hiện được một nỗi niềm của chính nhà thơ với Bác.
……………………..
Săn SALE shopee tháng 5:
- Nước tẩy trang làm sạch L’Oreal giảm 50k
- Kem khử mùi Dove giảm 30k
- Khăn mặt khô Chillwipes chỉ từ 35k
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án