Hoàn cảnh sáng tác Lặng lẽ Sa pa – Luật Hoàng Phi

Tin Tức Trong Ngày

Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn, một trong những tác phẩm tiêu biểu trong đó là tác phẩm Lặng Lẽ Sa Pa. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ra đời năm bao nhiêu? Hoàn cảnh sáng tác Lặng lẽ Sa pa như thế nào? các em cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Tác giả tác phẩm Lặng lẽ Sa pa

Để phân tích được tác phẩm cũng như Hoàn cảnh sáng tác Lặng lẽ Sa pa trước tiên cần hiểu được thông tin về tác giả.

– Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

– Sau Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Thành Long tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954) ở Nam Trung Bộ và bắt đầu viết văn vào thời gian này.

– Sau 1954, tập kết ra Bắc, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các báo chí, nhà xuất bản.

– Ông là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí. Đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo ra những hình tượng đẹp đẽ, ngôn ngữ rất giàu chất thơ trong trẻo và nhẹ nhàng.

– Nguyễn Thành Long đã cho xuất bản nhiều tác phẩm văn xuôi (tiêu biểu hơn cả là truyện ngắn, bút ký), gồm các tập: Ta và chúng nó (tập truyện ngắn, 1950), Khúc hát của người cán bộ (truyện vừa, 1950), Bát cơm Cụ Hồ (tập bút ký, 1952), Gió bấc gió nồm (tập bút ký, 1956), Giữa trong xanh (tập truyện ngắn, 1972),….

Xem thêm:  Các bài viết tri ân thầy cô hay, cảm động và ý nghĩa nhất

Ý nghĩa nhan đề Lặng lẽ Sa pa

– Tác giả đặt tên truyện là Lặng lẽ Sa Pa vì Sa Pa là nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, là nơi có không gian tĩnh mịch, yên ắng, thơ mộng – nơi nghỉ mát nổi tiếng, lý tưởng.

– Nhan đề Lặng lẽ Sa Pa nói về vẻ đẹp của Sa Pa, một vẻ đẹp yên bình, êm đềm và rất thơ mộng, lặng lẽ mà không hề quanh hiu. Chủ yếu khắc họa vẻ đẹp của con người lao động lặng thầm trên mảnh đất Sa Pa vốn yên bình lặng lẽ ấy.

– Những công việc, thành quả mà họ đạt được cũng hết sức bình dị, họ làm việc say mê không hề nghĩ đến nghỉ ngơi và cũng không cần ai biết đến mình. Họ là những người rất đỗi khiêm tốn, những anh hùng đang ngày đêm lặng lẽ âm thầm cống hiến sức mình cho đất nước.

Hoàn cảnh sánh tác Lặng lẽ Sa pa

Ý nghĩa nhan đề đã được giải thích ở nội dung trên, Hoàn cảnh sáng tác Lặng lẽ Sa pa như sau:

– Lặng lẽ Sa Pa là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Thành Long viết về những con người đang thầm lặng ngày đêm cống hiến cho quê hương, đất nước.

– Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyển đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của nhà văn. Truyện được rút ra từ tập “Giữa rừng xanh” (1972). Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang - Văn 7 (9 mẫu)

Bố cục Lặng lẽ Sa pa

Ngoài hiểu được Hoàn cảnh sánh tác Lặng lẽ Sa pa cần nắm được bố cục của bài, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa gồm 3 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “Thế nào bác cũng thích vẽ hắn”. Hình ảnh anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.

– Phần 2: Tiếp theo đến “có vật gì như thế”. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên, cô kĩ sư và bác họa sĩ.

– Phần 3: Còn lại. Cuộc chia tay của ba nhân vật.

Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ của anh thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xa và hai hành khách trên chuyến xa ấy (ông họa sĩ và cô kĩ sư) lên thăm nơi ở và làm việc của anh thanh niên.

Tóm tắt Lặng lẽ Sa pa

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa pa kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe tại trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn, trong vòng chưa đầy nửa tiếng.

Trên chuyến xe lên Sa Pa, ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ vô tình gặp nhau và quen biết. Cũng trên chuyến xe đó, họ được bác lái xe kể về một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét.

Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hàng ngày để phục vụ sản xuất. Sống một mình trên độ cao đó, vì tính chất công việc nên anh đã ở đây bốn năm mà chưa về nhà một lần nên anh rất “thèm người”.

Xem thêm:  Kể về một việc tốt mà em đã làm (28 mẫu) - Văn 6

Có nhiều lần anh đã dùng câu gỗ cán ngang qua dọc đường để chặn xe qua lại để được gặp và tiếp xúc, nói chuyện với người khác. Bác họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm anh thanh niên tại nơi anh ở và làm việc. Trong cuộc gặp gỡ ấy, anh thào hứng có dịp kể mọi người nghe về công việc hàng ngày của mình – một công việc cao quý, thầm lặng, vô cùng có ích cho cuộc sống.

Mặc dù sống và làm việc trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt nhưng anh luôn tích cực, hết mình. Anh tự tạo cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ. Anh có một căn nhà ngăn nắp, ngọn gàng, có vườn rau, vườn hoa và có sách là bạn.

Anh tặng vợ bác lái xe củ tam thất, tặng cô kĩ sư bó hoa, tặng ông họa sĩ một giỏ trứng. Khi ông họa sĩ ngỏ ý muốn vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối, anh khiêm tốn vì ngoài kia còn bao nhiêu người ngày đêm vất vả cống hiến hơn anh.

Cuộc gặp gỡ tuy ngắn ngủi nhưng đều để lại trong lòng mỗi người những cảm xúc khó tả, những ấn tượng khó phai mờ về nhau.

Truyện ngắn khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động thầm lặng cống hiến cho đời mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao. Qua đó ngợi ca vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng nhưng quan trọng vô cùng.